Viêm thanh khí quản truyền nhiễm trên gia cầm

Viêm Thanh Khí Quản Truyền Nhiễm Trên Gia Cầm_công Ty Á Châu_ 0972502979
Chia sẻ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Viêm thanh khí quản truyền nhiễm (Infectious Laryngotracheitis: ILT) là bệnh truyền nhiễm trên gà mái, gà lôi và công.

ILT là bệnh truyền nhiễm trên gà mái, gà lôi và công với triệu chứng từ xuất huyết chảy dịch đến viêm có sợi huyết trên đường hô hấp, thường biểu hiện ở phần thanh – khí quản. Gia cầm bị bệnh thường ho, khó thở và âm rale với biểu hiện đầu và cổ duỗi thẳng về phía trước và hướng lên trên trong khi hít thở (Hình 1).

Hình 1 Đầu và cổ duỗi thẳng về phía trước và hướng lên trên trong khi hít thở

Niêm mạc của thanh quản và khí quản bị xuất huyết chảy dịch đến viêm có sợi huyết (Hình 2).

Hình 2 Xuất huyết và viêm ở thanh quản và khí quản

Xuất huyết ở thanh – khí quản (Hình 3).

Hình 3 Xuất huyết ở thanh – khí quản

Dịch bệnh thường nổ ra ở giai đoạn từ 4 đến 14 tuần tuổi mặc dù ở mọi lứa tuổi đều mẫn cảm. Bệnh ILT do một vi-rút herpes gây ra và đây là một vi-rút có sức đề kháng khá.

Tỉ lệ bệnh lên tới 50% đến 70% và tỉ lệ chết chỉ 10 – 20%. Bệnh này thường đi kèm với các bệnh truyền nhiễm khác như bệnh nhiễm khuẩn do E. coli, do Staphylococcus aureus, do Mycoplasma gallisepticum,…

Trong vài trường hợp, dịch xuất huyết hay chất dịch rỉ có sợi huyết gần như bít kín hoàn toàn thanh quản và khí quản (Hình 4).

Hình 4 Chất dịch rỉ gần như bít kín thanh quản và khí quản

Nguồn lây bệnh là các gia cầm bệnh và chim di trú – đây là động vật mang trùng dai dẳng nhất (có thể mang vi-rút ILT đến 1 – 2 năm).

Trong thể màng kết của bệnh ILT, thường thấy mắt gà bệnh ướt, chảy nước mắt và phù xoang dưới mắt (Hình 5), nhất là khi kết hợp với các bệnh khác.

Hình 5 Phù xoang dưới mắt

Chỉ cần triệu chứng lâm sàng điển hình và biểu hiện trên cơ thể gà bệnh là đủ để kết luận bệnh ILT. Ngoài ra, để xác định chính xác bệnh ILT, còn sử dụng phương pháp nghiên cứu mô để phát hiện các thể tròn trong nhân tế bào khí quản ở giai đoạn đầu của bệnh hay các phương pháp chuẩn đoán huyết thanh học (phương pháp trung hòa, phương pháp ELISA),…

Bệnh ILT nên phân biệt với viêm phế quản truyền nhiễm IB, hội chứng sưng đầu (SHS: swollen head syndrome), bệnh truyền nhiễm do Mycoplasma synoviae,…

Ngoài ra, khi nhiễm vi-rút ILT, nên để trống chuồng, khử trùng và sau 5 đến 6 tuần mới sử dụng tiếp tục. Tiêm phòng cho các gia cầm chưa bị nhiễm và cả những con chưa bị ảnh hưởng trong các trại bị nhiễm có thể bảo vệ và ngăn chặn dịch bệnh tiếp theo có thể xảy ra.

Nguồn: CEVA. VN

Công ty TNHH Thiết bị Công nghệ Dịch vụ Á Châu

Địa chỉ kho: số 3, đường Tân Xuân 6, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, TP.HCM

Hotline: 0972502979

Gmail: thietbichannuoibo@gmail.com

Website: https://thietbichannuoibo.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/chuyennghiepchannuoibo

0972.502.979