Trong một công bố mới đây, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra vỏ quả lựu khi được xử lý bằng ure có hiệu quả tích cực trong việc giảm bớt tác động xấu của stress nhiệt ở gà thịt.
Vỏ quả lựu cho thấy nhiều hứa hẹn trong việc giảm stress nhiệt ở gà thịt
Vỏ quả lựu chiếm khoảng 26-30% tổng trọng lượng của quả lựu. Vì vậy, quá trình chế biến các sản phẩm có giá trị từ quả lựu tạo ra một lượng lớn vỏ. Bên cạnh giá trị dinh dưỡng, khai thác vỏ sử dụng cho sản xuất thức ăn chăn nuôi chất lượng cao sẽ là một động thái thân thiện với môi trường. Vỏ quả lựu là một nguồn giàu polyphenol như flavonoid và tannin có thể thủy phân.
Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm trên đàn gà thịt 200 ngày tuổi từ một trại thương phẩm để nghiên cứu tác động của vỏ quả lựu được xử lý bằng ure lên năng suất tăng trưởng, chất lượng thân thịt, hình thái ruột và khả năng miễn dịch ở gà thịt bị stress nhiệt.
Tất cả gà được nuôi ở nhiệt độ trung bình cho đến ngày thứ 24 của thí nghiệm, sau đó chịu áp lực nhiệt theo chu kỳ trong vòng 6 giờ mỗi ngày từ ngày thứ 25 đến ngày thứ 42.
Vỏ quả lựu tươi được trộn với ure rắn với tỷ lệ 10g urê/kg vỏ lựu, ủ trong xô nhựa 2 tháng trước khi đem sấy khô ở 50oC trong vòng 3 ngày.
Nghiên cứu bao gồm 4 phương pháp điều trị bằng chế độ ăn uống như sau:
(1). Kiểm soát khẩu phần ăn (0 UTPP g/kg thức ăn); (UTPP = vỏ lựu đã xử lý urê)
(2). 15 g UTPP/ kg thức ăn
(3). 30 g UTPP/ kg thức ăn
(4). 50 g UTPP/ kg thức ăn
Lợi ích của việc xử lý urê
So sánh hiệu quả của các tác nhân hóa học khác nhau (urê, polyethylene glycol và canxi hydroxit) trong các nghiên cứu trước đây, các nhà nghiên cứu nhận thấy urê là chất phụ gia thích hợp nhất để ủ vỏ, vì nó làm giảm tổng số hợp chất polyphenol và hàm lượng tannin, trong khi vẫn giữ được hàm lượng của chất tanin chống oxy hóa quan trọng (punicalagin và axit ellagic). Sau khi xử lý vỏ với urê, các nhà nghiên cứu nhận thấy sự gia tăng hàm lượng tổng năng lượng và protein thô, cũng như tỷ lệ tiêu hóa chất khô.
Hiệu suất tăng trưởng
Vỏ lựu được xử lý urê cho thấy sự gia tăng đáng kể trong tăng trọng cơ thể và cải thiện chuyển hóa thức ăn, cả trước và trong giai đoạn stress nhiệt (ngày thứ 25-42). Không có sự khác biệt đáng kể về lượng thức ăn ăn vào được quan sát thấy trong giai đoạn stress nhiệt, mặc dù giá trị thức ăn của khẩu phần ăn chứa vỏ lựu thấp hơn một chút.
Các nhà nghiên cứu nhận xét rằng, tác dụng có lợi của vỏ lựu đối với hiệu suất có thể là do đặc tính chống oxy hóa, kích thích miễn dịch của vỏ và khả năng cải thiện hình thái ruột. Việc sử dụng urê cũng làm tăng tổng năng lượng và hàm lượng protein trong khẩu phần ăn.
Thân thịt và chất lượng thịt
Để gà tiếp xúc với sự căng thẳng nhiệt làm giảm quá trình tổng hợp protein và thúc đẩy sự thoái hóa protein trong cơ ức. Trong nghiên cứu, sự gia tăng năng suất thân thịt và ức đã được quan sát khi tăng mức độ sử dụng vỏ lựu đã qua xử lý urê. Họ cho rằng, đã có sự gia tăng tác động tích cực của các hợp chất hoạt tính sinh học trong vỏ lựu lên tình trạng chống oxy hóa của cơ ức. Các nhà nghiên cứu cũng tuyên bố rằng sự gia tăng tỷ lệ cơ ức có thể là kết quả của việc cải thiện hiệu suất tăng trưởng.
Ngoài ra, việc tiếp xúc với nhiệt làm tăng hoạt động của lipoprotein lipase trong khi làm giảm hoạt động của lipase nhạy cảm với hormone, dẫn đến tăng cường lắng đọng chất béo trong khoang bụng của gà thịt. Trong nghiên cứu hiện tại, vỏ lựu còn giúp làm giảm tỷ lệ mỡ bụng; các nhà nghiên cứu giải thích rằng, tác dụng này có được nhờthông qua việc ức chế hoạt động của lipase tuyến tụy và kích hoạt protein kinase hoạt hóa AMP (enzym điều hòa quá trình oxy hóa chất béo và tạo lipogenesis).
“Các kết quả chỉ ra rằng vỏ lựu giúp cải thiện chất lượng thịt ở gà thịt khi chịu áp lực về nhiệt, bằng chứng là độ ổn định oxy hóa được cải thiện và khả năng giữ nước của thịt ức, thịt đùi trước và trong quá trình bảo quản đông lạnh. Sự cải thiện này có lẽ là do khả năng của polyphenol trong việc loại bỏ các loại oxy phản ứng trong màng tế bào, cũng như khả năng tạo phức với các dạng hoạt động oxy hóa khử của sắt và đồng”, những nhà nghiên cứu cho biết thêm. Ngoài ra, vỏ lựu còn làm giảm hàm lượng malondialdehyde (chất đánh dấu phản ứng oxy hóa) trong huyết tương và thịt ức (trong quá trình bảo quản).
Hình thái ruột
Stress nhiệt có thể ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của ruột thông qua một số cơ chế. Điều này đòi hỏi cần một hệ vi sinh vật bình thường và ổn định để GIT phát triển và hoạt động tối ưu trong thời gian stress nhiệt. Trong nghiên cứu hiện tại, việc bao gồm UTPP trong chế độ ăn uống giúp các lông nhung trong ruột dài và mỏng hơn, độ sâu của tuyến ruột tăng lên và tỷ lệ lông nhung/độ sâu của tuyến ruột cũng tăng theo. Các màng ngăn sâu hơn cung cấp nhiều tế bào biểu mô chức năng, giúp chống lại các tác động xấu có thể có của stress nhiệt đối với ruột.
Các nhà nghiên cứu kết luận rằng, một lượng lớn polyphenol thoát ra khỏi quá trình tiêu hóa, hấp thụ ở ruột non và tích tụ ở ruột già có thể hoạt động như các chất tiền sinh học, làm tăng lượng vi khuẩn có lợi, đồng thời giảm vi khuẩn gây bệnh. Họ cũng đề cập rằng, các polyphenol chống oxy hóa có thể bảo vệ GIT khỏi stress oxy hóa do nhiệt.
Bảng 1 dưới đây cho thấy ảnh hưởng của việc cho gà ăn chế độ thức ăn chứa vỏ lựu đã xử lý urê đối với hình thái mô học hồi tràng của gà thịt được nuôi trong điều kiện stress nhiệt.
Bảng 1 – Kết quả khi cho gà thịt ăn thức ăn có chứa vỏ lựu đã xử lý khi bị ảnh hưởng stress nhiệt
Vỏ lựu đã xử lý urê (g/kg) | ||||
0 | 15 | 30 | 50 | |
Chiều dài lông nhung, µm | 1401.3 | 1507.0 | 1825.3 | 1800.7 |
Bề ngang của lông nhung, µm | 200.60 | 178.33 | 166.33 | 159.00 |
Độ sâu của lớp tuyến ruột, µm | 136.67 | 171.37 | 161.41 | 161.40 |
Chiều dài lông nhung/ Độ sâu của lớp tuyến ruột | 10.26 | 8.80 | 11.32 | 11.16 |
Nguồn: nhachannuoi.vn
Công ty TNHH Thiết bị Công nghệ Dịch vụ Á Châu
Địa chỉ kho: số 3, đường Tân Xuân 6, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, TP.HCM
Hotline: 0972502979
Gmail: thietbichannuoibo@gmail.com
Website: https://thietbichannuoibo.vn/