Xử lý hội chứng giảm đẻ trên gà

Xử Lý Hội Chứng Giảm đẻ Trên Gà_công Ty Á Châu_ 0972502979
Chia sẻ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Hội chứng giảm đẻ (Egg Drop Syndrome – EDS) trên gà ảnh hưởng đến hiệu suất đẻ trứng, giảm hiệu quả kinh tế của người nuôi.

Nguyên nhân

EDS do virus thuộc nhóm Adenovirus subgroup III gây ra. Ðây là một virus mới chưa từng thấy từ trước tới nay trong 11 loại Adenovirus đã được biết trên gia cầm. Virus thuộc dòng BC 14, virus 127.

Ðối tượng

Bệnh xảy ra ở đàn gà đẻ công nghiệp (thương phẩm) và gà đẻ trứng giống trong giai đoạn 26 – 35 tuần tuổi (giai đoạn khai thác trứng). Gà đẻ trứng nâu thường nhạy cảm hơn.

Ðường lây truyền

Lây truyền dọc: Bệnh lây truyền từ đàn bố mẹ sang đàn con thông qua trứng nhiễm bệnh (trứng bất thường).

Lây truyền ngang: Bệnh cũng có thể lây lan từ đàn gà bệnh sang đàn gà khỏe thông qua thức ăn, dụng cụ chăn nuôi (máng ăn, uống…), phương tiện vận chuyển đã bị nhiễm khuẩn từ phân và các chất bài tiết khác của đàn gà bệnh.

Hội Chứng Giảm Đẻ (Egg Drop Syndrome 76) – Tiên Viên

Triệu chứng

Triệu chứng đầu tiên quan sát được là hiện tượng vỏ trứng bị mất màu, trứng nhỏ. Tiếp theo đó là trứng đẻ ra có vỏ mỏng, vỏ mềm hoặc không có vỏ cứng, hình dạng méo mó. Bề mặt những trứng có vỏ mỏng thường xù xì, nhám, có nhiều hạt lắng đọng trên bề mặt vỏ.

Tỷ lệ đẻ trứng ở đàn gà giảm đột ngột 20 – 40% (tương đương với 12 – 16 trứng/gà), có khi lên đến 50%, lòng trắng loãng, tỷ lệ ấp nở giảm.

Gà mắc bệnh vẫn ăn uống bình thường, một số con có biểu hiện tiêu chảy nhất thời, mào gà nhợt nhạt (chiếm 10 – 70% trường hợp). Nhìn chung sức khỏe gà không thay đổi nhiều so với trước. Bệnh thường kéo dài khoảng 6 – 12 tuần.

Bệnh tích

Khi mổ khám, quan sát thấy một số biến đổi như: Buồng trứng và ống dẫn trứng bị teo nhỏ; đôi khi tử cung bị viêm, phù thũng; trứng non không phát triển.

Chẩn đoán

Căn cứ vào dấu hiệu lâm sàng của bệnh.

Bệnh rất dễ nhầm lần với một số bệnh như CRD, viêm thanh khí quản truyền nhiễm, viêm phế quản truyền nhiễm. Tuy nhiên, ở các bệnh truyền nhiễm, gà còn kèm theo một số triệu chứng lâm sàng như hắt hơi, thở khò khè, kém ăn, chậm lớn, lông cánh xơ xác mổ khám thì có thể thấy xuất huyết đường hô hấp trên và tích tụ urat trong ống thận làm thận sưng và có màu trắng. Trong khi gà bị hội chứng giảm đẻ vẫn ăn uống bình thường, không chết (trừ khi có kế phát với bệnh khác).

Thực hiện phản ứng huyết thanh học để kiểm tra kháng thể.

Phòng, trị bệnh

Hiện, bệnh chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu. Vì vậy, người nuôi cần thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa để có hiệu quả trong việc ngăn chặn bệnh.

Phòng bệnh bằng vaccine: Tiêm phòng cho đàn gà đẻ khi chúng trong giai đoạn 15 – 16 tuần tuổi. Hiện nay trên thị trường có các loại vaccine đơn giá phòng Hội chứng giảm đẻ riêng, cũng như vaccine đa giá phòng 3 bệnh Newcastle (ND), viêm phế quản truyền nhiễm (IB) và hội chứng giảm đẻ (EDS).

Virus lây qua trứng nên có thể áp dụng các biện pháp để phòng bệnh như: Chọn gà giống từ những cơ sở giống chất lượng, không bị nhiễm virus, gà con phải được chọn từ những đàn gà được tiêm phòng cẩn thận; đảm bảo vệ sinh phòng bệnh trong quá trình vận chuyển trứng, quá trình tiêm phòng.

Thường xuyên vệ sinh môi trường chăn nuôi sạch sẽ. Cọ rửa, sát trùng máng ăn, máng uống thường xuyên. Ðịnh kỳ 2 lần/tuần phun các loại thuốc sát trùng, diệt khuẩn để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh tồn tại trong môi trường xung quanh. Cọ rửa, sát trùng máng ăn, máng uống thường xuyên.

Ðảm bảo thức ăn, nước uống phù hợp, đầy đủ dinh dưỡng. Trong quá trình nuôi, định kỳ bổ sung vitamin, khoáng, điện giải nhằm tăng sức đề kháng cho vật nuôi, chống lại stress khi môi trường có sự thay đổi.

Nguồn: Tạp chí Gia cầm

Công ty TNHH Thiết bị Công nghệ Dịch vụ Á Châu

Địa chỉ kho: số 3, đường Tân Xuân 6, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, TP.HCM

Hotline: 0972502979

Gmail: thietbichannuoibo@gmail.com

Website: https://thietbichannuoibo.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/chuyennghiepchannuoibo

0972.502.979