Bệnh lở mồm long móng ở bò và cách phòng bệnh hiệu quả

Dich-benh-lo-mom-long-mong
Chia sẻ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Bệnh lở mồm long móng ở bò có tên tiếng anh là Foot and Mouth Disease do một loại vi rút gây ra. Đây là một bệnh truyền nhiễm có khả năng gây bệnh trên những loài guốc chẵn như trâu, bò, dê…Chúng có nhiều con đường lây lan và khi mắc bệnh để lại những hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy tổ chức Y tế thế giới đã xếp loại đây là bệnh truyền nhiễm đứng đầu ở động vật.

Nguyên nhân gây bệnh lở mồm long móng ở bò

Nguyên nhân gây bệnh là vi rút thuộc giống Aphthovirus, họ Picornaviridae có đặc điểm gây ra các bọng nước hóa mủ ở tế bào thượng bì. Các nhà nghiên cứu đã phân loại ra 7 typ gây bệnh lở mồm long móng gồm A, C,O, Asia 1, SAT1, SAT 2 và SAT 3. Nhưng trong số đó chỉ có 3 typ gây bệnh ở bò là O, A, Asia 1.

Con đường gây bệnh lở mồm long móng ở bò chủ yếu là qua đường tiêu hóa đầu tiên là niêm mạc miệng. Một số ít vi khuẩn đi vào cơ thể bò qua da khi có những vết thương trầy xước, hay gặp nhất là ở bầu và núm vú. Khi vào trong nó nhân lên rất nhanh ở lớp tiểu bì. tiếp theo vi rút gây tổn thương ở lớp thượng bì tạo thành mụn nước sơ phát. Sau đó vi khuẩn đi vào máu đến các cơ quan khác trong cơ thể.

Dich-benh-lo-mom-long-mong
Dịch bệnh lở mồm long móng ở bò

Tại nơi có dịch, vi rút tồn tại trong vật chủ và không khí, đợi điều kiện thuận lợi để gây bệnh cho những con khác. Chúng kí sinh trong vật chủ 2 – 10 ngày sau đó theo chất thải của bò ra ngoài môi trường tiếp tục chu trình gây bệnh. Vi rút có khả năng tồn tại lâu ngoài môi trường tự nhiên từ 2 – 3 tháng. Nhưng con vật đã điều trị khỏi triệu chứng vẫn mang mầm bệnh 2 – 3 năm. Vi rút theo gió đi xa được 200km nên nguy cơ bùng dịch trên diện tích rộng là rất cao.

Các triệu chứng của bệnh lở mồm long móng

Các triệu chứng của bệnh lở mồm long móng:

  • Thời gian ủ bệnh 2 – 7 ngày.
  • 2 – 3 ngày đầu tiên của bệnh bò sốt cao trên 40 độ, ăn kém hoặc bỏ ăn, mệt mỏi, không thích hoạt động, đau chân nên không muốn đứng dậy đi lại, thường nhấc chân lên.
  • Tiết nước dãi có bột trắng như xà phòng.
  • Xuất hiện các mụn đỏ ở vùng niêm mạc miệng, mũi, họng, lợi, móng, kẽ móng, vú, bầu vú. Các mụn có nhiều màu sắc đỏ, xanh, xám. Khi mụn ở móng và kẽ móng vỡ thường gây long móng.
  • Diễn biến bệnh trong 10 – 15 ngày. Con bò khỏi bệnh vẫn mang mầm bệnh trong 2 – 3 năm sau đó.

Chẩn đoán và phân biệt bệnh

Chẩn đoán bệnh dựa vào các triệu chứng lâm sàng như sốt cao xuất hiện các nốt ở niêm mạc miệng, mũi, kẽ móng, vú. Tăng tiết nước dãi, không di chuyển, thường nhấc chân khi đứng do bị đau. Bệnh dễ lây lan sang các con khác trong đàn.

Phân biệt bệnh lở mồm long móng ở bò với các bệnh khác như dịch tả ở bò, bệnh đậu bò:

  • Dịch tả ở bò: có tiêu chảy kéo dài.
  • Bệnh đậu bò: Mụn nước có bờ rõ, không xuất hiện ở chân và miệng.

 

Xem thêm>>>

Điều trị bệnh lở mồm long móng ở bò

Hiện nay chưa có thuốc điều trị cho bệnh lở mồm long móng. Vì vậy khi phát hiện con vật nhiễm bệnh cần cách ly chúng. Điều trị theo triệu chứng như sử dụng thuốc chống loét, khánh sinh chống nhiễm trùng và các thuốc hạ sốt, nâng cao sức đề kháng.

Phòng bệnh

Cách phòng bệnh

Phòng bệnh là là một bước rất quan trọng đối với bệnh lở mồm long móng:

  • Vệ sinh chuồng trại thường xuyên, luôn giữ khô ráo, sạch sẽ nền chuồng.
  • Chọn giống vật nuôi nguồn gốc rõ ràng, chất lượng tốt, có sức đề kháng cao.
  • Cho bò ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để phát triển một cách tốt nhất, tăng khả năng chống chọi bệnh tật.
  • Sát khuẩn, tiêu độc chuồng trại định kì.
  • Tiêm Vắc xin phòng bệnh.

Biện pháp phòng chống dịch bệnh lây lan

Cần thực hiện tốt các biện pháp nhằm hạn chế dịch lây lan khi có con trong đàn bị bệnh:

Khu-trung-chuong-trai
Khử trùng chuồng trại chăn nuôi
  • Thu gom toàn bộ thức ăn thừa, rơm rác trong chuồng và chất thải chăn nuôi đem lấp vào hố có xử lý vôi bột.
  • Tiêu độc khử trùng thường xuyên bằng các dung dịch sát trùng chăn nuôi.
  • Không để vật nuôi di chuyển qua vùng bị bệnh.
  • Không giết mổ và tiêu thụ thịt bò bị bệnh.
  • Không bán tháo gia súc để tránh lây lan sang những vùng không có bệnh dịch.
  • Báo cho cơ quan thú y địa phương để có biện pháp phòng bệnh trên diện rộng.
  • Tiêm phòng cho đàn gia súc còn lại.
  • Tuyên truyền cho người dân về tác hại của dịch bệnh.

Bệnh lở mồm long móng ở bò  đứng đầu trong các bệnh truyền nhiễm ở gia súc. Nó gây ảnh hưởng lớn đến ngành chăn nuôi các nước. Cần phải tuân thủ thật kĩ các biện pháp phòng bệnh để giảm thấp nhất rủi ro do bệnh này đem lại.

Liên hệ với chúng tôi: Công ty TNHH Thiết bị Công nghệ Dịch vụ Á Châu

Hotline: 0972 50 2979

Fanpage: https://www.facebook.com/chuyennghiepchannuoibo

0972.502.979