Chat hỗ trợ
Zalo

   

Bệnh tụ trùng huyết ở dê cách phòng và điều trị

De-bach-thao
Chia sẻ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Bệnh tụ trùng huyết ở dê là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có tính chất lây lan nhanh trong đàn. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng nguy hiểm cho dê bị bệnh. Và hơn hết đó là gây thiệt hại về kinh tế cho những người chăn nuôi.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnh tụ trùng huyết được phát hiện là do vi khuẩn thuộc chi Pasteurella, gây ra. Chi này có nhiều loại, khi gây bệnh mỗi loài lại có những đặc điểm khác nhau như Pasteurella multocida sẽ dẫn đến nhiễm trùng huyết, xuất huyết, Pasteurella heamolytica thì lại gây tình trạng viêm phổi.

Vi khuẩn khá nhạy cảm và bị tiêu diệt bởi nhiệt độ cao, ánh nắng mặt trời và nhiều loại thuốc sát trùng cơ bản. Ở 58 độc C, Pasteurella chết sau 20 phút, 80 độ C chết sau 10 phút và 100 độ C chết ngay.

Một số chất sát trùng thường được sử dụng khi có dịch bệnh xảy ra đem lại hiệu quả tốt như acid phenic 5%, crezil 3%, nước vôi 1%, forrmol 2%…

Một số điều kiện thuận lợi giúp vi khuẩn phát triển tốt như xác động vật chết, môi trường ẩm thấp thiếu ánh sáng, trong chuồng chuồng nuôi gia súc không được vệ sinh sạch sẽ…

Bệnh có nguy cơ xảy ra quanh năm nhưng được phát hiện nhiều nhất vào giai đoạn chuyển mùa khi bắt đầu vào mùa mưa. Khi này sức khỏe của dê yếu, ăn kém nên dễ mắc bệnh.

Benh-tu-trung-huyet-o-de
Bệnh tụ trùng huyết ở dê

Triệu chứng của bệnh tụ trùng huyết ở dê

Thể cấp tính: dê thường sốt, ho, khó thở, lè lưỡi, gầy ốm, chán ăn, bỏ ăn. Đôi khi khó thở ở tình trạng nặng khiến dê tử vong. Còn nếu sống sót sẽ chuyển sang thể mạn tính thì cũng giảm sức đề kháng, giảm khả năng hô hấp từ đó dê sinh trưởng và phát triển kém. Năng suất sữa cũng như chất lượng thịt giảm rõ rệt.

Thể viêm phổi của bệnh tụ trùng huyết ở dê: sốt, ho, mệt mỏi, mũi có dịch nhầy trắng hoặc vàng, khi ho khạc ra cả dịch. Gầy và sút cân. Ở thể này có nguy cơ tử vong cao. Khi được mổ ra sẽ thấy phổi xẹp, một số vùng bị nhục hóa, khí quản bám đầy chất nhầy. Thường gặp ở những nơi nuôi nhốt diện tích chật hẹp, thiếu ánh sáng.

Thể viêm vú: Thường xuất hiện ở con cái. Dê sốt cao. Có tình trạng viêm vú: bầu vú sưng nhẹ và cứng, đôi khi nặn đầu vú ra cả mủ, đau nên dê không cho con bú hoặc vắt sữa.

Thể nhiễm trùng huyết: Dê sốt cao, bỏ ăn, ủ rũ và mệt mỏi. Chết rất nhanh. Khi mổ sẽ thấy hiện tượng tim sưng to, tràn dịch màng bụng và màng tim, thịt sẫm màu. Trên bề mặt tim và phổi có những đám xung huyết.

Điều trị bệnh tụ trùng huyết

Để điều trị bệnh tụ trùng huyết cần phát hiện sớm bệnh và sử dụng kháng sinh để đạt được hiệu quả tốt nhất. Cách điều trị:

Tiem-vacxin-cho-de
Tiêm vắc xin là cách phòng bệnh tụ trùng huyết ở dê hiệu quả nhât
  • Sử dụng các loại kháng sinh sau: Streptomycin, Oxytetracyclin theo liều lượng ghi trên bao bì thuốc. Dùng liên tục trong 3 – 5 ngày.
  •  Sử dụng các thuốc có tác dụng trợ lực thông thường.
  • Khi ho, khó thở thì dùng các thuốc long đờm, giảm ho.
  • Khi sốt thì dùng thuốc hạ sốt.

Kết hợp với chăm sóc, cho ăn đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp bệnh mau hồi phục. Nhưng theo nhận định thì việc điều trị bệnh tụ trùng huyết ở dê  rất khó khăn, tốn kém mà hiệu quả đem lại thì rất chậm. Vì vậy người chăn nuôi cần dự phòng bằng các phương pháp phòng bệnh hữu hiệu ngay từ ban đầu.

Xem thêm>>>

Cách phòng bệnh tụ trùng huyết ở dê

Bệnh liên quan chủ yếu đến môi trường, do điều kiện vệ sinh cũng như là chất lượng ánh sáng. Vì vậy chúng ta có thể dễ dàng phòng được bệnh nguy hiểm này để dịch không xảy ra:

  • Dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, luôn để nền chuồng khô ráo, tránh ẩm thấp.
  • Thiết kế diện tích chuồng đạt đúng tiêu chuẩn tối thiểu dành cho số lượng đàn dê.
  • Bảo đảm điều kiện chiếu sáng đầy đủ để dê phát triển khỏe mạnh.
  • Định kì khử trùng chuồng trại bằng các dung dịch thuốc sát trùng như acid phenic 5%, crezil 3%, nước vôi 1%, forrmol 2%…
  • Tiêm vắc xin cho dê là các phòng bệnh hiệu quả nhất. Hiện tại đã có vắc xin phòng bệnh cho dê vô hoạt, liều 2ml tiêm cho dê từ 2 tháng tuổi trở lên. Hiệu lực trong vòng 6 tháng.
  • Theo dõi sức khỏe dê định kì.

Bệnh tụ trùng huyết ở dê cần được người chăn nuôi phát hiện sớm để kịp thời chăm sóc và điều trị tránh những tổn thất nghiêm trọng xảy ra.

 

Liên hệ với chúng tôi: Công ty TNHH Thiết bị Công nghệ Dịch vụ Á Châu

Hotline: 0972 50 2979

Fanpage: https://www.facebook.com/chuyennghiepchannuoibo

One thought on “Bệnh tụ trùng huyết ở dê cách phòng và điều trị

  1. Pingback: Nuôi dê sữa - Thiết bị chăn nuôi bò Á Châu

Comments are closed.

0972.502.979