Ngày nay chăn nuôi dê đã trở thành một ngành đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi. Con người có thể lấy được nhiều các sản phẩm từ dê như sữa, thịt, lông, da và sừng…Các sản phẩm này đều được đánh giá là chất lượng tốt. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu đến mọi người các giống dê trên thế giới:
Mục lục
Dê lùn Pygmy châu Phi
Giống dê lùn Pygmy có nguồn gốc ở vùng Trung Phi và Tây Phi bắt nguồn từ giống dê Landrace. Sau này, khi nước Anh biến Châu Phi thành một thuộc địa của mình người Anh đã đem loài dê này sang Anh nhân giống thành đàn và phát triển tại nước họ. Dê được nuôi chủ yếu để trình diễn các màn biểu diễn xiếc thú và hiện nay chúng trở thành những con thú cưng thân thiện, hiền lành của con người. Kích thước dê lùn Pygmy tương đối nhỏ khi con đực trưởng thành chỉ có 27 – 39kg, con cái nặng 24 – 34kg. Màu sắc của dê cũng không đồng nhất, chủ yếu là màu lông caramel kết hợp với đen hoặc nâu, màu xám,… Tuổi thọ trung bình của dê là 8 – 18 năm.
Dê Jamnapari Ấn Độ
Dê Jamnapari của Ấn Độ là một trong các giống dê trên thế giới cho năng suất sữa cao hiện nay được nuôi ở nhiều nước trên thế giới. Jamnapari có màu lông tối, thường là màu đen hoặc là màu nâu, có sự đan xen giữa các màu sắc này. Tai chúng có bản to, thường cụp xuống, sống mũi cao. Giống dê này có kích thước lớn. Con trưởng thành có thể đạt đến cân nặng 65 – 75kg. Trong thời kì cho sữa, mỗi ngày dê sẽ cho 1,4 – 1,6 lí, tỷ lệ chất béo là 5,2%. Dê thích nghi tốt với điều kiện chăn thả ngoài tự nhiên vì chúng có khả năng tự tìm kiếm thức ăn tốt.
Dê Arapawa
Arapawa là một giống dê hiếm của thế giới. Chúng đang có nguy cơ bị tuyệt chủng bởi bàn tay con người. Dê Arapawa có kích thước nhỏ được tìm thấy đầu tiên ở một hòn đảo biệt lập tên Arapawa thuộc vùng Marlborough Sounds của New Zealand. Chúng đứng trước nguy cơ biến mất hoàn toàn trên thế giới vào những năm 1970. Một cư dân trên đảo đã cố gắng để cứu sống một vài cá thể. năm 2014, chúng được đưa về Anh chăm sóc và gây đàn. Hiện nay trên thế giới thống kê được còn 150 cá thể dê Arapawa.
Dê Beetal Ấn Độ
Ấn Độ được coi là quê hương của nhiều loài dê trên thế giới với hơn 20 giống dê cho năng suất thịt và sữa cao. Một trong số đó phải kể đến Beetal. Dê có hai màu sắc chính đó là đen tuyền hoặc loang đốm trắng. Tai chúng to, dài thòng và thường xuyên cụp xuống. Sống mũi nhô cao. Thân hình cao lớn, nở nang. Trọng lượng con đực và con cái trưởng thành lần lượt là 65kg và 45kg. Tuổi thành thục của Beetal khá muộn, từ 22 – 24 tháng. Năng suất sữa là 200kg/1 chu kì dài 208 ngày. Dê nuôi tại Ấn Độ có ghi nhận được sản lượng sữa một ngày dê Beetal cho nhiều nhất là 4,5kg.
Xem thêm>>>
Dê núi Alps
Dê núi Alps sống hoang dã ở vùng núi Alps nổi tiếng châu Âu là một trong các giống dê trên thế giới, chúng được mệnh danh là chúa tể của dãy Alps bởi thân hình to lớn, bệ vệ. Cặp sừng to, dài chắc khỏe, nhọn hoắt . Dê thích nghi với mọi địa hình trên núi từ những vách đá dựng đứng trên cao hay những đồng cỏ tràn đầy màu xanh mơn mởn. Chúng có đặc điểm là loài lưỡng hình giới tính. Loài dê núi này từng có nguy cơ tuyệt chủng vào cuối thể kỉ XIX. Người ta ước tính khi đó cả thế giới chỉ còn khoảng 30 cá thể. Nhưng rồi nhờ những nỗ lực của người Ý đem dê phát triển thành đàn. Ngày nay người ta đã ghi nhận có hơn 1500 con dê đang cư trú tại núi Alps.
Dê Boer Nam Phi
Giống dê Boer có nguồn gốc từ Châu Phi hiện nay được nuôi nhiều ở Mỹ vì vậy chúng còn có tên gọi là dê Boer Mỹ. Dê có hai màu lông chính là trắng và đen. Phần lớn sẽ có màu trắng toàn thân, phần đầu và cổ màu nâu. Có một dải màu trắng kéo dài từ trên trán xuống tận chóp mũi. Dê có thân hình to lớn, nuôi để lấy thịt. Con trưởng thành có trọng lượng từ 80 – 100kg. Mặc dù sản lượng sữa của Boer khá tốt nhưng chu kì cho sữa ngắn.
Trên đây là các giống dê trên thế giới nổi tiếng. Còn rất nhiều giống dê nữa có những đặc điểm thú vị mà chúng ta chưa biết đến. Dê ngày nay đã trở thành bạn của người chăn nuôi đem lại những lợi ích to lớn.
Liên hệ với chúng tôi: Công ty TNHH Thiết bị Công nghệ Dịch vụ Á Châu
Hotline: 0972 50 2979
Fanpage: https://www.facebook.com/chuyennghiepchannuoibo
Pingback: Nuôi dê làm giàu xu hướng mới của ngành chăn nuôi nước ta - Thiết bị chăn nuôi bò Á Châu